Bị tụt lợi khi niềng răng không phải là trường hợp hiếm gặp. Tuy nhiên nếu không khắc phục sớm sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới cả quá trình. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới niềng răng bị tụt lợi và cách khắc phục như thế nào? Cùng tham khảo bài viết này nhé!
Mục lục
Tụt lợi là gì? Dấu hiệu nhận biết tụt lợi khi niềng răng?
Tụt lợi là hiện tượng lợi bị co lại làm lộ ra bề mặt chân răng, làm cho phần răng bị dài ra hơn so với bình thường. Tụt lợi chính là dấu hiệu ban đầu của các vấn đề về sức khỏe răng miệng như mất cement chân răng, răng bị lộ ngà, ê buốt, mất thẩm mỹ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tụt lợi, nắm được các nguyên nhân này sẽ giúp bạn biết cách phòng tránh và có biện pháp can thiệp phù hợp.
Dấu hiệu nhận biết tụt lợi:
- Lợi bị sưng đỏ và hay có các cơn đau nhẹ
- Khi đánh răng quá mạnh hoặc ấn nhẹ vào lợi có thể bị chảy máu chân răng
- Chân răng bị lộ ra ngoài, sờ vào bạn sẽ thấy răng bị lung lay nhẹ
- Khi ăn uống các đồ ăn nóng, lạnh sẽ cảm thấy bị đau buốt hoặc ê nhức
- Hôi miệng cũng là một trong những dấu hiệu thường thấy khi bị tụt lợi
Nguyên nhân khiến niềng răng bị tụt lợi
Theo các chuyên gia nha khoa tụt lợi khi niềng răng có thể do các nguyên nhân sau:
Cao răng
Khi niềng răng, các khí cụ nha khoa niềng răng sẽ được mắc cố định ở trên răng trong một thời gian dài (1,5 – 2 năm) nên việc đánh răng, vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Nếu vệ sinh không kỹ, thức ăn còn mắc lại sẽ tạo ra vi khuẩn bám đọng ở các chân răng, kẽ răng và mô nướu tạo nên các mảng bám cao răng. Nếu lâu ngày không lấy cao răng, lớp cao răng sẽ dày lên và gây ra tụt lợi.
Do lực kéo từ khí cụ nha khoa không phù hợp
Một nguyên nhân khác có thể dẫn tới tụt lợi khi niềng răng là do kỹ thuật niềng răng của bác sĩ không đảm bảo. Nếu lực kéo căng của mắc cài không được điều chỉnh phù hợp với sự chịu đựng của răng mà răng bị tác động lực quá mạnh hoặc bị di chuyển đột ngột sẽ làm cho chân răng bị lung lay, răng chết tủy, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng cũng như hiệu quả của quá trình niềng răng. Các trường hợp này xảy ra khi khách hàng lựa chọn những phòng khám nha khoa không uy tín, bác sĩ không có trình độ chuyên môn kỹ thuật và hiểu biết về lĩnh vực chỉnh nha.
Ngoài ra có một số ý kiến cho rằng sự di chuyển răng trong quá trình niềng cũng có ảnh hưởng lớn tới nướu gây ra tình trạng tụt lợi. Ngoài ra việc đeo mắc cài trên răng làm cho lợi bị chịu áp lực, khiến nhiều người bị đau và khó chịu trong thời gian đầu đeo niềng, làm cho lợi bị tách ra và tụt sâu xuống.
Đánh răng không đúng cách
Rất nhiều người có suy nghĩ rằng, khi đánh răng cần phải sử dụng bàn chải có lông cứng và chà sát mạnh thì răng mới sạch được. Suy nghĩ này là hoàn toàn sai bởi vì: đánh răng mạnh, đánh theo chiều ngang hoặc sử dụng những bản chải đánh răng có lông cứng tạo nên lực ma sát lớn gây tổn thương nghiêm trọng đến nướu, lợi, răng, gây mòn men răng, chảy máu chân răng và là nguyên nhân gây tụt lợi.
Bệnh lý răng miệng
Trước khi niềng răng, một số bệnh nhân mắc phải các bệnh lý về răng miệng mà nha sỹ trong lúc khám và kiểm tra không kỹ, chưa có phác đồ điều trị dứt điểm như là cao răng nhiều, viêm lợi, viêm chân răng… Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt lợi trong quá trình niềng răng.
Trước khi niềng răng nếu bạn bị các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm chân răng, viêm lợi, sâu răng,… nhưng không được chữa trị dứt điểm thì rất dễ làm nguyên nhân gây ra tụt lợi cho những người đang niềng răng.
Đọc thêm: Răng yếu có niềng được không?
Tụt lợi có nguy hiểm không, có ảnh hưởng tới niềng răng không?
Khi lợi bị tụt xuống có thể làm lộ ra phần tam giác đen ở giữa 2 kẽ răng do phần chân răng dài ra, phần chân răng này có nguy cơ bị sâu răng gấp 8 lần so với bề mặt răng ở phía trên; do lớp men bên dưới yếu chỉ có mật độ khoáng khoảng 40% trong khi đó men răng ở bên trên khỏe hơn, khoảng 97%. Lớp men này được coi như chiếc áo giáp sắt giúp bảo vệ răng khỏi các tác nhân có hại. Khi không còn hoặc lớp men răng bị mỏng đi sẽ làm lộ phần ngà răng, tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài hoặc các loại đồ uống thực phẩm sẽ dẫn tới cảm giác ê buốt khó chịu đặc biệt với đồ ăn nóng và lạnh.
Ngoài ra khi chân răng bị lộ tạo ra các kẽ hở lớn, tạo điều kiện để thức ăn bám dính vào. Nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh sẽ gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm nha chu, lâu dần có thể dẫn tới tiêu xương, mất răng.
Tụt lợi còn làm cho răng bị dài và to, mất đi sự cân xứng vốn có, điều chắc chắn sẽ làm cho nụ cười thiếu tính thẩm mỹ, khiến bạn trở nên thiếu tự tin trong việc giao tiếp hàng ngày.
Đặc biệt khi bị tụt lợi trong thời gian niềng răng có thể ảnh hưởng xấu tới quá trình niềng răng sau này. Niềng răng là quá trình dài tác động lực tới răng để đưa răng di chuyển về đúng vị trí nên những chiếc răng luôn cần khỏe mạnh và được chăm sóc tốt nhất. Răng yếu lại thêm lựa tác động có thể sẽ dẫn tới tiêu xương răng, mất răng.
Đọc thêm: Hay bị chảy máu nướu có niềng răng được không?
Niềng năng bị tụt lợi khắc phục thế nào?
Đối với trường hợp tụt lợi nhẹ
Bạn chỉ cần thay đổi lại cách chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm. Ngoài ra hãy lấy cao răng ngay khi thấy có nhiều vôi bám vào chân răng. Nếu tình trạng ê buốt răng xảy ra thường xuyên bạn hãy sử dụng các loại kem đánh răng có chất chống ê buốt hoặc ngậm gel fluor theo sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
Đối với trường hợp tụt lợi nặng
Nếu lợi bị tụt quá sâu, lúc này sẽ cần tới sự can thiệp của phẫu thuật ghép mô nướu để phục hồi lại phần lợi che phủ chân răng trước đó.
Đầu tiên bác sĩ sẽ nạo sạch túi nha để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó khâu mô lợi vào vị trí gốc răng để kéo lợi lại, bên cạnh đó sử dụng vạt niêm mạc ở vùng răng bên cạnh. Có thể kèm hoặc không kèm vật liệu ghép để có thể che phủ vùng chân răng bị tụt lợi. Tùy theo tình hình cụ thể, bác sĩ sẽ có chỉ định ghép lợi tự do tự thân, ghép mô sinh học từ động vật hay lấy mô từ người khác để ghép. Sẽ mất khoảng 6 tuần để lạnh vết mổ và cần 1 năm để lợi tái tạo lại giống như ban đầu. Có thể nói đây là biện pháp triệt để nhất được áp dụng để giải quyết tình trạng tụt lợi quá nặng.
Những biện pháp ngăn ngừa tụt lợi khi niềng răng
Rất nhiều người lo ngại về nguy cơ bị tụt lợi khi niềng răng. Vậy điều này có thực sự nghiêm trọng đến mức cần tránh thực hiện chỉnh nha để ngăn ngừa tụt lợi hay không?
Một nghiên cứu khoa học được thực hiện vào năm 2014 trên 251 người về mức độ ảnh hưởng của niềng răng đối với tình trạng tụt nướu. Kết quả cho thấy số người bị tụt nướu rất ít và mức độ tụt nướu trung bình vào khoảng 0.5mm, nhẹ hơn rất nhiều so với những người bị tụt nướu do nguyên nhân từ các bệnh nướu răng, khoảng cách lợi bị tụt có thể lên tới 3mm.
Chính vì vậy bạn hoàn toàn không nên quá lo lắng về tình trạng tụt lợi khi niềng răng. Chỉ trừ các trường hợp bị viêm nha chu quá nặng bởi niềng răng có thể làm tụt lợi nghiêm trọng hơn. Ngoài ra với các bệnh nhân mắc các bệnh lý toàn thân như tim mạch, đái tháo đường, động kinh cũng không nên niềng răng.
Để ngăn ngừa tụt lợi khi niềng răng, bạn cần duy trì được các thói quen chăm sóc răng miệng một cách khoa học như sau:
- Chải răng tối thiểu 3 lần một ngày sau khi ăn 30 phút, thời gian từ 3 – 5 phút/lần. Lựa chọn các loại bàn chải lông mềm phù hợp với người niềng răng để dễ dàng luồn lách được qua các kẽ răng làm sạch tốt nhất.
- Làm sạch cẩn thận xung quanh mắc cài và dọc theo đường viền nướu để đảm bảo làm sạch hết các mảng bám. Bạn biết không trong mảng bám chứa tới hàng triệu vi khuẩn. Vì vậy nếu không được loại bỏ nó sẽ gây ra sâu răng và các bệnh về nướu.
- Như đã nói ở trên, chải răng quá mạnh cũng là nguyên nhân khiến lợi tụt xuống. Vì thế hãy chải thật nhẹ nhàng và kỹ lưỡng, chải theo động tác xoay tròn, lần lượt hàm trên, hàm dưới, bên trong, bên ngoài và các bề mặt khác của răng.
- Sử dụng thêm các dụng cụ làm sạch răng như chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng hoặc nước muối để răng miệng luôn được sạch sẽ một cách tối đa.
- Ăn các loại thức ăn tốt cho người niềng răng như: thức ăn mềm, dễ nhai.
- Hạn chế các loại đồ uống có màu như trà, nước ngọt có gas, cà phê, nên sử dụng ống hút khi uống nước
- Không hút thuốc lá, không xỏ khuyên miệng
- Hạn chế nghiến răng
- Thường xuyên tới các phòng khám nha khoa theo lịch định kỳ của bác sĩ để theo dõi tiến trình chỉnh nha, nếu có những bất thường có thể xử lý kịp thời. Trong quá trình niềng răng bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ đường viền nướu và giúp bạn giảm nguy cơ lợi tụt sâu bằng cách di chuyển răng từ từ và nhẹ nhàng.
Trên đây là những thông tin và giải đáp về vấn đề tụt lợi khi niềng răng của Nha khoa Thúy Đức, hi vọng sẽ có ích cho bạn. Nếu bạn muốn biết cụ thể hơn về tình trạng của bản thân, hãy tới trực tiếp nha khoa để được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ Đức AAO nhé!
Đọc thêm: Có nên cắt lợi sau khi niềng răng không?
Bạn có muốn cùng Nha khoa Thúy Đức bắt đầu hành trình sở hữu nụ cười mới thật rạng rỡ.
Comment về tình trạng răng của bạn để các chuyên gia nha khoa Thuý Đức tư vấn cho bạn chi tiết nhất!
Hoặc đặt lịch khám ngay hôm nay để nhận ưu đãi siêu lớn NHẬN LỊCH HẸN